• Bộ lá mai bắt đầu bước vào tháng 10 đến cuối năm rất quan trọng vì nó tác động đến sự nở hoa. Trong lá mai già tự nhiên( già sinh lý) có chứa nhiếu chất ABA ( chất này kháng trổ bông). Từ sau tết đến tháng 7 là nhiều đợt đọt và lá non nối tiếp nhau (khoảng 21 ngày một đợt có thể dài hoặc ít hơn).Ta cần chăm bón hợp lý phòng trị côn trùng và nấm bệnh tốt thì theo đó trên cây lúc nào cũng có thế hệ lá già và gần giả nối tiếp nhau cho dù lá cây của đợt trước làm xong nhiệm vụ già đi và rụng thì đã có đợt lá già khác thay thế kìm giữ làm cho cây không trổ bông.
    - Mỗi sáng sớm nên tưới rửa lá mai sạch sương muối cũng như rữa trôi nhện đỏ hoạt động mạnh vào mùa này.
    - Từ tháng 10 trở đi về sau cần tưới no nước vào buổi sáng và tưới dự phòng cho no trước những cơn mưa bất chợt làm cây trổ bông( vì trong nước mưa có đạm dễ tiêu làm cây ra đọt non, những đọt non này gặp ánh sáng thì tạo ra
    gibberilin. Mà Gibberillin sẽ làm mất tác dụng ABA( mất tác dụng chất khảng trổ bông )trong lá già dẫn đến hiện tượng cây có lá già lẫn lá non, đọt non mả vẫn cứ trổ bông.

    • Nên tỉa chèo cuối tháng tư để cây tạo nhiều tượt non mới khi vào mùa mưa cành lá sẽ nhiều và sum xuê.
    • Phòng trị tốt nấm bệnh côn trùng làm hại lá dẫn đến lá yếu bệnh sẽ không già tự nhiên mà bị bệnh hoặc chay sượng sẽ không thể hoặc tích rất ít chất ABA để kháng trổ bông làm khả năng này bị kém đi rất nhiều.
    • Hãy sử dụng phân bón hữu cơ làm nòng cốt thì bộ lá sẽ tốt và bền hơn không bị rụng bất tứ.
    • Nếu có sử dụng các biện pháp hoá học hay chất ức chế sinh trưởng để điều khiển cây đóng nụ thì nên thực hiện vào tháng 5-6 âm lịch để tháng 7 cây ra nhiều đọt lá làm chủ lực kìm hãm bông không nở sớm cuối năm. Trong bài có sử dụng bài giảng của giảng viên Thái Văn Thiện trường Bonsai Thanh Tâm. Bảng giá cho thuê mai tết

    Chúc bác thành công


    votre commentaire
  • “Sau khi đọc bài “Kỹ thuật chiết cây mai vàng đại thụ” của anh Lê Thạnh, tôi thấy kỹ thuật chiết cành mai vàng của mình xem ra đơn giản hơn. Ở Tân Phú Đông – Tiền Giang mai vàng được trồng xen trong vườn dừa nên chúng thường suôn, cao và ít cành do đó cần phải cắt bỏ phần trên để tạo cành lại. Để sử dụng được phần cắt bỏ này, năm 2004 tôi đã thử dùng phương pháp chiết cành bằng cách phân phần trên của cây mai ra thành nhiều đoạn khác nhau có chiều dài khoảng 50cm và bó chiết. Sau đó 3 tháng thì 10 nhánh chiết của tôi đều ra rễ mạnh. Như vây, từ một cây mai vàng ban đầu tôi đã cho ra được 11 cây với kỹ thuật chiết cành đơn giản như sau:
    Bước 1: Dùng dao khoanh và bốc vỏ cây tại vị trí cần chiết. Chiều dài bốc vỏ từ 4cm đến 7cm tùy theo đường kính cây.
    Bước 2: Cạo sạch lớp nhầy bám bề ngoài phần gỗ để phần vỏ bị bốc chậm liền lại (có thể cạo phạm phần thân gỗ).
    Bước 3: Dùng dây ni lông quấn đều hết vị trí hết vị trí bốc vỏ và buột chặc lại (để hạn chế sự phát triển trở lại của vỏ sau khi cạo).
    Bước 4: Để cây ra rễ nhanh và đều nên dùng thuốc kích thích bôi vào phần vỏ phía trên vị trí bốc vỏ.
    Bước 5: Dùng chất liệu để chiết (nên dùng bụi dừa) bó vào thân cây và dùng bao ni lông quấn kín bên ngoài để chồng mất nước do bay hơi và không cho nước mưa xâm nhập bó chiết.

    Thuốc kích ra hoa lan
    Chú ý:

    • Vỏ mai vàng liền lại rất nhanh sau khi bốc nên nếu chiết như các loại cây khác thì rất khó ra rễ do phần trên của cây không bị mất nước nên không kích thích ra rễ. Vì vậy việc cạo sạch lớp nhầy và quấn dây ni lông thật chặt ở vị trí bốc vỏ là cần thiết nhất.
    • Chúng ta có thể thực hiện liên tục năm bước trên mà không cần thời gian cách ly giữa các bước nên rút ngắn được thời gian so với kỹ thuật chiết của anh Lê Thanh.
    • Bó chiết buột càng chặt thì cây ra rễ càng sớm.
    • Thời gian chiết tốt nhất là trước, sau tết một tháng.
      Mai vàng trồng bằng cách chiết cành có các ưu điểm vượt trội so với mai vàng trồng bằng hạt:
    • Bộ rễ luôn phát triển đều về mọi phía, phần tiếp giáp giữa gốc và rễ nở rất to.
    • Tận dụng được các phần bỏ đi của cây và đảm bảo chọn lọc được cây có sức sống mạnh.
    • Rút ngắn được thời gian trưởng thành của cây.

    votre commentaire



    Suivre le flux RSS des articles
    Suivre le flux RSS des commentaires